Chrome
Lịch sử phát triển
Bản beta của Chrome chạy trên Microsoft Windows được phát hành ngày 2 tháng 9 năm 2008 với sự hỗ trợ đến 43 ngôn ngữ. Sau đó ngày 11 tháng 12, bản chính thức đã đưỡc ra mắt. Đến tháng 6 năm 2011, trình duyệt này đã trở thành trình duyệt thông dụng thứ ba trên toàn cầu chỉ sau Firefox và Internet Explorer và chiếm khoảng 16,5% thị phần trình duyệt web thế giới.
Phiên bản Chrome cho hệ điều hành Mac OS X và Linux được phát hành vào tháng 6 năm 2009.
Ngày 21 tháng 5 năm 2012, Google Chrome chính thức vượt qua Internet Explorer và trở thành trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới.
Thành công của nó dẫn đến việc Google mở rộng thương hiệu “Chrome” trên các sản phẩm khác như Chromecast, Chromebook, Chromebit, Chromebox và Chromebase.
Tính năng của Chrome
Google Chrome được thiết kế hướng đến mục tiêu an toàn, tốc độ và ổn định nhưng đơn giản so với các trình duyệt đã có. Chrome được biên dịch lại từ 26 thư viện mã nguồn khác nhau lấy từ Google và các bên thứ ba như Netscape.
Extension
Các extension thường cần được chạy với mức độ bảo mật bằng hoặc cao hơn mức bảo mật của trình duyệt. Để giảm khả năng tấn công, plugin được chạy trong các tiến trình riêng biệt được giao tiếp với bộ render, bản thân nó phải chạy với rất ít quyền trong một tiến trình chạy theo tab.
Incognito
Có một tính năng duyệt web kín đáo gọi là Chế độ Ẩn danh (Incognito) được cung cấp trong trình duyệt này. Nó ngăn trình duyệt không lưu trữ lại thông tin trong History cũng như cookies từ các trang web đã ghé thăm.
Tốc độ
Chrome sử dụng Máy ảo JavaScript, engine V8 JavaScript, có các tính năng như thế hệ mã năng động, một bộ chạy nền ẩn, và bộ thu dọn dữ liệu dư thừa Máy ảo JavaScript và V8 JavaScript.
Sự ổn định
Nhóm Gears đã công nhận một trình duyệt đa luồng (lưu ý rằng các lỗi xảy ra với các trình duyệt đã tồn tại là sự hiện thực của nó được thừa kế chế độ đơn luồng) và Chrome đã hiện thực khái niệm này với kiến trúc đa tiến trình tương tự với cấu trúc đã được phát triển bởi Opera vào năm 1994. Nó giúp phòng tránh các tác vụ xung đột lẫn nhau, điều này giúp cho bảo mật và tính ổn định; một người tấn công được vào một ứng dụng thì vẫn không thể chiếm quyền điều khiển của toàn bộ, và thất bại trong một ứng dụng sẽ kết thúc bằng màn hình xanh.
Quản lý tác vụ
Chrome có một công cụ quản lý tiến trình được gọi là hộp Quản lý tác vụ, ở đó cho phép người dùng thấy trang nào chiếm dụng nhiều bộ nhớ nhất, tải về nhiều byte nhất và sử dụng CPU nhiều nhất.
Hỗ trợ ứng dụng
Một tính năng của trình duyệt Chrome (được xem là một trong những lý do chính để Google tạo ra Chrome) đó là trình duyệt hiển thị ở “chế độ khung cửa sổ ứng dụng” (Application Mode). Nó không chỉ đơn giản làm một việc là dấu thanh định hướng (navigation bar), mà nó còn cho phép các trang web phá vỡ các giới hạn của khung trình duyệt hiện tại. Khung trình duyệt được tự do cho phép người dùng load lại trang, điều hướng hoặc đóng cửa sổ lại, là một điều cực kỳ tai hại đối với một ứng dụng đang chỉnh sửa những nội dung quan trọng.
Đăng nhận xét